Tỷ tấn băng tan trong một ngày ở Greenland: Điều gì xảy ra?

Hơn 40% diện tích Greenland - hòn đảo lớn nhất thế giới đã xuất hiện tình trạng băng tan vào ngày hôm qua với tổng khối lượng tương đương 1 tỷ tấn.

Nhiều người bất ngờ trước thông tin này khi không hiểu tại sao số lượng băng lớn đến như vậy lại có thể biến mất chỉ trong vòng một ngày ở hòn đảo băng giá này.




Băng tan chảy kỉ lục ở hòn đảo lớn nhất thế giới chỉ trong vòng một ngày

Sự thực là tại Greenland, băng sẽ tan rất nhiều vào giữa tháng 6. Mùa băng tan tại hòn đảo này diễn ra từ tháng 6 tới tháng 8.

Theo Thomas Mote, một nhà khoa học nghiên cứu tại Đại học Georgia, người nghiên cứu về khí hậu của Greenland thì lượng băng tan ngày hôm qua là điều bất thường nhưng không phải là chưa từng xảy ra.

Điều tương tự từng xảy ra vào tháng 6/2012, đó là năm băng tan chảy kỉ lục ở hòn đảo này.

Việc băng tan chảy nhiều vào đầu mùa hè có thể là một dấu hiệu xấu. Nó cảnh báo năm 2019 có thể là năm lập kỉ lượng về lượng băng mất đi ở Greenland.

Tất cả những gì vừa xảy ra chỉ là dấu hiệu báo trước một mùa băng tan kỷ lục, rất nhiều nhà khoa học đã nghĩ như vậy.

Ngoài việc băng tan, độ phủ tuyết tại đây cũng thấp hơn mức trung bình và điều này cũng dẫn tới việc băng tan kỷ lục. Lượng băng tan ở hòn đảo lớn nhất thế giới có thể ảnh hưởng tới mực nước biển.

Hiện tượng băng tan:

https://nhipcaudautu.vn/song/hien-tuong-bang-tan-ky-la-dang-dien-ra-o-nam-cuc-3326413/

Anh Minh (Theo CNN)

Thị trường nhà ở: Lực đẩy từ kinh tế và dân số vàng

Thị trường nhà ở Việt Nam đến từ triển vọng kinh tế vững mạnh và cơ cấu dân số vàng bởi trong nghiên cứu mới nhất, công bố chiều 14.6 - Savill Việt Nam




Với quy mô dân số 94 triệu người, lớn số 3 ASEAN nhưng tỷ lệ đô thị hóa thấp nhất khu vực - 36% (2018), nền kinh tế và thị trường bất động sản Việt Nam có tiềm năng vượt lên trên các nước làng giềng.




Tại Hà Nội và TP.HCM có lượng dân cư chiếm 17% tổng dân số quốc gia và tốc độ đô thi hóa cao nhất trong các nước ASEAN, đang có lượng FDI lớn đang tiếp tục đón các luồng vốn đầu tư mới.

Những yếu tố nền tảng

Với vai trò là trung tâm kinh tế của Việt Nam, TP.HCM và Hà Nội góp phần đáng kể vào tăng trưởng tài chính cũng như tình hình hoạt động của thị trường bất động sản cả nước. Phần lớn nguồn cung mới đến từ các dự án chung cư thấp hạng, phản ánh các yếu tố nền tảng về dân số và vĩ mô.

Thực ra, trong giai đoạn 2014 – 2018, số lượng giao dịch căn hộ đã tăng đáng kể ở cả TP.HCM và Hà Nội. Ở TP.HCM, số lượng giao dịch đã tăng trung bình 44%/năm trong vòng 5 năm qua, với đỉnh cao nhất là 49.000 giao dịch năm 2018. Tỷ lệ hấp thụ cũng mới đạt 87% - mức cao nhất trong 5 năm vừa qua.

Sự phát triển có thể được nhìn thấy rõ nhất ở phân khúc nhà giá rẻ, hay chính là tiêu chuẩn hạng C, là phân khúc chính của thị trường trong giai đoạn 2014 – 2018, chiếm 60% tổng số giao dịch. Nguồn cung trong tương lai trong phân khúc này khá lớn, vì vậy dự kiến căn hộ hạng C sẽ tiếp tục dẫn dắt thị trường.

Tại Hà Nội, năm 2018, số lượng giao dịch nhà ở tăng 20% so với 2017. Phân khúc trung cấp, hay chính là tiêu chuẩn hạng B, chiếm 61% tổng số lượng giao dịch. Trong giai đoạn 2014 – 2018, phân khúc hạng B chiếm 43-61% số lượng giao dịch, trong khi phân khúc hạng C chiểm 31% thị trường, tăng 6% theo năm. Hạng A cung cấp 8% do giá bán cao và nguồn cung mới hạn chế.

Tình hình hoạt động của phân khúc cao cấp (hạng A) đã được cải thiện trong 3 năm gần đây, thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước với mức định giá cạnh tranh và lợi suất cho thuê hấp dẫn.

Số lượng người giàu (High Net-Worth Individuals - HNWI) trong nước ngày càng tăng và phân khúc trung cấp đang phát triển là bằng chứng cho tiềm năng của phân khúc BĐS cao cấp, hạng sang.

Thêm nữa, việc nới lỏng chính sách sở hữu bất động sản cho người nước ngoài cũng đã thu hút được một số lượng người mua nhất định trên thị trường quốc tế.

Trong năm 2018, thị trường Hà Nội và TP.HCM ghi nhận một nguồn cầu lớn từ các khách hàng quốc tế. Một số lượng lớn các dự án nhà ở hạng A đã nhanh chóng đạt ngưỡng 30% định trước ở thời điểm mở bán.

Cộng hưởng của giá và hồ sơ người mua

Xu hướng giá, yếu tố không thể không tính đến như một tác động tích cực lên thị trường nhà ở Việt Nam.

Tại TP.HCM, năm 2018, giá bán trung bình là 1.600 USD/m2, tăng trung bình 10%/năm trong 5 năm qua do giá tăng trên tất cả các phân khúc. Hạng A ghi nhận mức tăng giá cao nhât nhờ nguồn cung mới đạt những tiêu chuẩn dự án cao hơn; hạng B và C cũng ghi nhận mức tăng giá nhưng với tốc độ chậm hơn.

Trong khi đó, giá bán trung bình tại Hà Nội năm 2018 ở mức 1.300 USD/m2, tăng nhẹ (1%) so với 2017. Hạng A cũng ghi nhận mức tăng giá cao nhất.

Do nguồn cung hạng B dồi dào, các chủ đầu tư tại Hà Nội đã đưa ra những mức giá cạnh tranh để duy trì doanh thu. Số lượng giao dịch hạng C tăng nhờ nhu cầu nhà giá rẻ tăng, các chủ đầu tư cũng đưa ra các điều khoản thanh toán, chương trình chiết khấu và khuyến mãi linh hoạt hơn để thu hút khách hàng.

Người mua nhà ở TP.HCM và Hà Nội có hồ sơ khá tương đồng. Người ở/người sử dụng thực có xu hướng chiếm đa số trong phân khúc hạng C, trong khi đó hạng B thu hút các khách hàng có nhu cầu nâng cấp nhà ở và các nhà đầu tư mua để cho thuê. Phần lớn người mua căn hộ hạng A là nhà đầu tư dài hạn.

Tỷ lệ người mua nhà có nhu cầu sử dụng thật cao phản ánh sự phát triển lành mạnh của thị trường. Hiện nay nguồn vốn mua nhà chủ yếu đến từ vốn chủ sở hữu bởi lãi suất cho vay tương đối cao và việc vay thế chấp nhà chỉ đáp ứng khả năng chi trả của một bộ phận nhỏ người mua; hiện chính phủ Việt Nam đang tiếp tục kiểm soát tăng trưởng tín dụng thông qua nhiều chính sách tiền tệ.

Với triển vọng kinh tế khả quan và mức FDI cao, cùng các chính sách tiền tệ phù hợp tạo cơ sở niềm tin rằng thị trường bất động sản Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển. Theo Savill Việt Nam, nguồn cung dự kiến sẽ tăng ở các thành phố chính để đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Tại sao Auchan không thành công tại Việt Nam?

Vì sao Auchan không thành công tại Việt Nam? Cụ thể, 3 siêu thị vẫn tiếp tục mở cửa là Auchan Era, Auchan Crescent Mall tại Quận 7 và Auchan Hoàng Văn Thụ, Tân Bình. Trên website của Auchan cũng chính thức nói lời chào tạm biệt và đưa thông tin về những chương trình khuyến mãi từ 25-50% các sản phẩm tại 15 siêu thị sắp đóng cửa. 



10h sáng ngày 22/5, tại siêu thị Auchan Quận 10, khá nhiều bà nội trợ đang tranh thủ vào mua hàng giảm giá. Nhiều quầy kệ đã gần như trống vì các sản phẩm đã được mua gần hết, nhất là sản phẩm khô, sản phẩm tiêu dùng cá nhân, hàng gia dụng… gần như trống sản phẩm.

Chị Ngọc, một khách hàng nhà gần siêu thị, cho biết: “Tôi biết siêu thị này từ 2015 nhưng cũng chỉ thỉnh thoảng mới ghé vào mua”. Hôm nay có khuyến mãi nên vào xem có gì cần thì mua cho rẻ, chị Ngọc chia sẻ.

"Lòng tôi có chút lưu luyến với nơi này", chị Hồng Thu chia sẻ. Cuối tuần chị và gia đình thường đến đây mua đồ, vì vậy tôi cảm thấy buồn vì cũng trót “yêu” nơi này, chị Thu chia sẻ.


Sau 5 năm hoạt động tại thị truờng Việt Nam, hệ thống siêu thị Auchan vẫn trong tình trạng thua lỗ và doanh thu của doanh nghiệp năm 2018 chỉ đạt 45 triệu Euro (khoảng 50,4 triệu USD), Chủ tịch Tập đoàn Auchan Retail, ông Edgard Bonte, chia sẻ với báo chí nước ngoài vào tuần trước.

Trước đó, hãng phân phối Casino Group (Pháp) cũng đã bán lại hệ thống siêu thị Big C Việt Nam cho Tập đoàn Central Group của tỉ phú Thái Chirathivat với tổng giá trị thương vụ lên tới 1,05 tỉ USD. Tập đoàn Metro (Đức) tại Việt Nam cũng bán lại cho Tập đoàn TCC của Thái Lan với trị giá 655 triệu euro.

Hiện cuộc thương thảo với các đối tác vẫn đang diễn ra để có thể đi đến ký hợp đồng cuối cùng, đại diện của Auchan chia sẻ với báo chí. Hiện danh tính của đối tác vẫn được Auchan giữ bí mật.

Theo chị Ngọc, siêu thị Auchan bày trí khá thoáng và dễ tìm sản phẩm nhưng không hấp dẫn vì không có nhiều nổi bật so với những hệ thống siêu thị khác.

Thực tế, sau 5 năm có mặt tại Việt Nam, cái tên Auchan rất ít xuất hiện trên báo chí, truyền thông cũng như các chương trình khuyến mãi, quảng cáo. Auchan gần như không có nhiều chương trình để tạo sự nhận biết tới khách hàng.

Chia sẻ trên Fan Page Nhân Vật của NCĐT, anh Trần Minh Đức cho biết đến khi Auchan rời đi nhiều người mới biết đến tên của siêu thị này, anh đặt dấu hỏi về khâu marketing của chuỗi. Trong khi đó, chị Cherry Le thì chia sẻ nhiều mặt hàng của Auchan là đồ Tây (đồ ăn châu Âu) chưa phù hợp với thói quen tiêu dùng của người Việt, cộng thêm vị trí mở siêu thị lại không đúng phân khúc thị trường vì khu dân cư thường thu nhập trung bình và thấp. Trong khi, giá bán sản phẩm của Auchan lại cao hơn mức trung bình thị trường.

Ngay từ khi mới đặt chân vào Việt Nam, Auchan đã chọn cách bắt tay với các tập đoàn bất động sản lớn để hợp tác xây dựng siêu thị ngay chính tại chung cư của chủ đầu tư. Đây cũng là một trong những lý do mà Auchan không tạo sức bật tới người tiêu dùng. 5 năm có mặt tại Việt Nam với 3 lần đổi thương hiệu từ S.Mart đến Simply và Auchan, hệ thống siêu thị này vẫn không thu hút được người tiêu dùng.

Auchan ngày càng khó cạnh tranh vì vài năm trở lại đây, các hệ thống siêu thị của Nhật Bản, Hàn Quốc đang gia tăng đầu tư vào Việt Nam với giá bán ngày càng rẻ, sản phẩm phù hợp với người tiêu dùng Việt, đặc biệt có cả những khu vui chơi giải trí cho trẻ em.